TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

25/04/2025 - 15:03
126

Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của mọi người dân trên địa bàn xã Yên Phú.

Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đã và đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá hủy nhà cửa, công trình, hoa màu, cướp đi hàng trăm sinh mạng ở Việt Nam thậm chí hàng ngàn người trên thế giới. Đặc biệt Cà Mau đã phải hứng chịu rõ ràng trong năm 2024 với trận hạn hán kéo dài làm nhiều khu vực thiếu nước sinh hoạt, mưa giông gây sạt lở, tốc mái, sập nhà cửa.

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng con người. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán và sạt lở đất.

Để bảo vệ an toàn nơi sinh sống chúng ta nên tuân thủ các tiêu chí về phòng, chống bão, áp thấp nhiệt đới, giông lốc, xây dựng nhà kiên cố thường xuyên dọn dẹp cắt tỉa cây xung quanh khu vực nhà ở. Lắp đặt bổ sung cột thu lôi chống sét cho nhà có mái tôn, nhà cao tầng, nhà có vị trí riêng lẻ để tránh tối đa việc mưa tạo sét. Đối với những khu vực ven sông, hạn chế xây dựng nhà để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi nước dâng, ngập lụt, sạt lở, sụt lún đất.

 Bão, sạt lở, sụt lún đất và hạn hán đang là vấn đề chính quyền nhà nước rất quan tâm bởi những thiệt hại của nó gây ra. Với tình huống bất ngờ của thiên nhiên chúng ta không nên chủ quan mà hãy tìm hiểu để hiểu rõ được những việc nên làm và không nên làm khi gặp phải thiên tai. 

Các biện pháp ứng phó một số loại hình thiên tai

1. Bão

Luôn theo dõi dự báo bão từ các cơ quan chức năng để cập nhật thông tin kịp thời. Gia cố mái nhà, cửa sổ và loại bỏ các vật dễ bị gió cuốn đi. Chuẩn bị sẵn các nhu yếu phẩm cần thiết như nước uống, thực phẩm khô, đèn pin, pin dự phòng trong trường hợp mất điện. Xác định địa điểm an toàn để sơ tán nếu cần thiết, tuân thủ theo chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Gia cố, chằng chống nhà cửa (trích nguồn: Internet)

1. Sạt lở, lún đất

Tránh xây dựng gần ven sông và những khu vực dễ bị sạt lở. Nên trồng nhiều cây xanh giúp bảo vệ đất, hạn chế hiện tượng sạt lở. Đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động tốt để ngăn chặn xói mòn đất. Các gia đình sống ở gần sông, kênh cần thường xuyên kiểm tra tình trạng địa hình, đặc biệt sau những trận mưa lớn.

Trồng cây bảo vệ rừng để tránh sạt lở, sụt lún đất (trích nguồn: Interner)

3. Hạn hán

Thường xuyên cập nhật tin tức tình hình khí tượng thủy văn để kịp thời chuẩn bị tích trữ nước mưa và sử dụng hợp lí nguồn nước sinh hoạt. Bảo vệ môi trường để tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước, tham gia tập huấn, phổ biến kiến thức về trồng trọt chăn nuôi trong thời tiết khô hạn. Trồng cây gây rừng để làm dịu khí hậu nắng nóng.

Để có nguồn vốn hỗ trợ hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả của thiên tai như sơ tán dân, trợ cấp lương thực, thuốc chữa bệnh và tập huấn kỹ năng nghiệp vụ về thiên tai,…

Các doanh nghiệp đóng 0,02%/năm tổng giá trị tài sản nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng.

 Cán bộ, công chức, viên chức đóng ½ ngày lương/người/năm theo mức lương cơ sở.

Người lao động trong các doanh nghiệp đóng ½ ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng.

Người lao động khác đóng 10.000 đồng/người/năm.

 Đóng góp quỹ không chỉ là việc chia sẻ gánh nặng với những người bị ảnh hưởng, mà còn là cách để chúng ta chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ trong tương lai.   

 Để thực hiện tốt trong công tác phòng, chống thiên tai ngoài nhiệm vụ đóng quỹ phòng, chống thiên tai mà mọi người dân còn phải có trách nhiệm vận động, tuyên truyền các tổ chức cá nhân khác chấp hành tốt việc đóng quỹ. Trường hợp phản đối hoặc không đóng quỹ đúng định mức phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 50 triệu đồng.

Phòng chống thiên tai là trách nhiệm của toàn xã hội và của mỗi một người dân để giảm thiểu tổn thất về người và tài sản do đó mọi người nâng cao ý thức, chủ động phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Một số cách nhận biết và phòng chống thiên tai (hình ảnh trích nguồn: Internet)

Nguồn: ST

 

bình luận

Tìm kiếm
QuocHuy.8ead5971.png         

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ                                                                                                                                              

Giấy phép xuất bản số: 
Chịu trách nhiệm chính: 
Trụ sở: Thôn 6 Thống Nhất, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại:

Email:
© Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang.

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang' hoặc 'www.tuyenquang.gov.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.

Thống kê truy cập
Số người online:
1
Số lượt truy cập tháng:
1
Số lượt truy cập năm:
1
Chung nhan Tin Nhiem Mang